Để du học ở bất kỳ một quốc gia nào thì ngoài chuẩn bị cho mình vốn ngôn ngữ tốt để giao tiếp. Bạn còn phải tìm hiểu thật kỹ văn hóa của đất nước đó để có thể hòa nhập nhanh nhất. Nhật Bản là một trong những đất nước có nền văn hóa đặc sắc, độc đáo. Họ rất coi trọng quy cách ứng xử và thái độ sống. Vì vậy, du học sinh Việt Nam cần phải tìm hiểu kĩ trước khi qua để không bị bỡ ngỡ khi sống tại đây. Vậy Những nét văn hóa của người Nhật trước khi du học bạn cần biết là gì? Hãy cùng VJBC tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về Văn hóa của người Nhật Bản
Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản
Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật Bản có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo. Tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Điểm nổi bật trong giao tiếp ở Nhật chính là cách chào hỏi để thể hiện sự văn minh lịch sự. Nghi thức chào hỏi bằng việc cúi mình chào phụ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ trong giao tiếp. Vì vậy khi đi du học Nhật Bản, bạn cần nắm vững điều này để dễ dàng giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước. Theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
– Kiểu Saikeirei: là kiểu cúi chào từ từ và thấp nhất. Đây là hình thức cao nhất thể hiện sự kính trọng sâu sắc đối với đối phương.
– Kiểu Keirei: là kiểu cúi chào bình thường với độ nghiên thân mình là 20-30 độ và giữ từ 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
– Kiểu Eshaku: là kiểu khẽ cúi chào, chỉ hơi cúi đầu trong vài giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.
Ngoài ra, người Nhật Bản rất trọng chữ Hòa với ý nghĩa là giữ hòa khí. Cho nên việc từ chối thẳng thừng là việc ít diễn ra trong giao tiếp của người Nhật. Khi người Nhật nói để suy nghĩ hoặc bàn lại. Tức là họ đã từ chối với đề nghị của bạn. Vì vậy, bạn nên đặc biệt lưu ý vấn đề này.
>> Xem thêm: Văn hóa của người Nhật Bản
Trang phục truyền thống là nét đẹp của văn hóa Nhật
Đối với Việt Nam, trang phục truyền thống là áo dài thì đối với Nhật chính là Kimono.
Kimono có nghĩa là: “đồ để mặc”, hoặc Hòa phục, nghĩa là “y phục Nhật” là loại y phục truyền thống của Nhật Bản.
Kimono dành cho phụ nữ chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì rất vướng víu khi làm việc. Khi mặc kimono phải mặc juban trước, là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc Kimono rất mất thời gian, và hầu như không thể tự mặc. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.
Người Nhật Bản đã sử dụng kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật Bản mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
Hiện nay, nhiều người sử dụng Yukata. Cũng là trang phục truyền thống nhưng ít lớp và dễ mặc hơn kimono. Yukata vừa giữ nét văn hóa, vừa phù hợp với thời kỳ hiện đại. Nên được người dân ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn.
Văn hóa trà đạo của Nhật Bản
Bạn đã bao giờ nghe đến văn hóa trà đạo chưa?
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn rộng lớn. Họ cho rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.
>> Xem thêm: Du học Nhật bản vừa học vừa làm
Nghỉ lễ và phong tục ở Nhật
Giống như các nước phương Đông khác. Nhật Bản cũng có những ngày lễ khá giống với Việt Nam như Tết hay Trung Thu. Bên cạnh đó còn có những ngày lễ vô cùng ý nghĩa khác. Khi sống tại Nhật, các bạn rất dễ gặp các đền thờ Thần đạo. Đây là một trong những nét đặc trưng văn hóa của Nhật.
Những nét văn hóa trên chỉ là một phần trong văn hóa Nhật, chúng tôi sẽ có nhiều bài viết sâu hơn. Vì vậy, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ hơn về cách sống, đi lại, ăn uống,.. khi đi du học Nhật Bản. Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi giúp các bạn hiểu hơn phần nào về văn hóa của người Nhật. Hi vọng những nét đẹp văn hóa Nhật sẽ thúc đẩy đam mê du học của rất nhiều bạn trẻ.
Chúc các bạn thành công!
Công ty CP HT KD VIỆT NHẬT - Tư vấn du học VJBC
Địa chỉ: 301 Lĩnh Nam - Vĩnh Hưng - Hoàng Mai - Hà Nội.
Tel : 04.3646.2205 Hotline: 0904.86.1010 / 0977.11.010
Hoặc: 093.886.1010/ 0913.532.902
Website: vjbc.com.vn
Email: hp2009.vjbc@gmail.com